THIẾT BỊ ĐO PH

Thiết bị đo pH tại Trung tâm Việt Đức, model Lab 850, hãng SI ANALYTICS, Đức

Quy trình vận hành thiết bị

Bước 1: Gắn điện cực vào máy PH, cắm nguồn điện bật công tắc máy. Tháo vỏ nhựa đầu điện cực(bên trong vỏ nhựa có chứa KCl 3M). Rửa đầu điện cực bằng nước khử ion rồi cho vào cốc nước khử ion ngâm cho rã muối.
Bước 2: Sau khi ngâm đầu điện cực, giá trị PH hiển thị đúng khoảng PH của nước khử ion (khoảng 6-7) thì lấy điện cực ra
Bước 3: Cho điện cực PH vào dung dịch đã chuẩn bị, đợi giá trị PH ổn định và ghi nhận lại. Sau mỗi lần đo cần rửa đầu điện cực kĩ càng. Sau khi đo và vệ sinh đầu điện cực sạch sẽ, cho đầu điện cực vào vỏ nhựa có chứa dung dịch bảo quản điện cực. Tắt nguồn thiết bị.

Một số vấn đề cần lưu ý khi vận hành thiết bị

+ Trong quá trình đo, tránh để điện cực PH chạm vào bất cứ vật thể nào. Không sờ vào đầu điện cực, không dùng bất cứ vật thể nào lau chùi điện cực.
+ Khi đo nên cho đầu điện cực vào sâu trong dung dịch ít nhất 30mm để màng thẩm thấu tiếp xúc với dung dịch.
+ Khi di chuyển máy đo PH từ nơi có nhiệt độ lạnh sang nơi có nhiệt độ nóng hơn, cần đợi nhiệt độ hiển thị trên thiết bị về gần với nhiệt độ phòng rồi mới tiến hành đo.
+ Nếu điện cực phản ứng chậm hoặc không phản ứng là do điện cực bị bám bẩn, màng thẩm thấu của điện cực bị nghẽn, cần rửa điện cực bằng methyl alcohol. Nếu điện cực không phản ứng nhanh hơn ngâm điện cực trong dung dịch HCl 0.1M trong 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, tiếp tục ngâm điện cực trong dung dịch NaOH 0.1M trong 5 phút và rửa lại bằng nước sạch, sau đó ngâm điện cực trong dung dịch đệm PH4 trong 20 phút trước khi đo.

Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị

+ Bảo quản đầu đo: Đầu đo sau khi sử dụng được rửa bằng nước khử ion và ngâm liên tục trong dung dịch muối bảo quản. Đầu đo luôn treo thẳng đứng để nước bảo quản không bị rò rỉ ra ngoài.
+ Giữ máy nơi khô mát, tránh để người khác hoặc trẻ nhỏ nghịch. Luôn quan sát và làm vệ sinh chốt của rắc và ổ cắm trên máy, không để nước lọt vào sẽ làm oxy hóa ổ cắm và rắc rất khó lau.
+ Không rửa điện cực bằng dung dịch, dung môi có carbon như xăng, cồn..
+ Khi mức dung dịch đệm KCl 3M bên trong điện cực hạ xuống thấp hơn lỗ trên điện cực, mở nắp nhựa ra châm thêm dung dịch KCl 3M đầy lại. Trường hợp dung dịch bên trong điện cực dơ, đổi màu ta đổ hết dung dịch đệm ra và thay mới lại.