BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
||||||||||||||||||||||||||
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN Tên chương trình : HPLC cho người mới bắt đầu Loại hình đào tạo : Ngắn hạn Mã chương trình: (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-DCT, ngày tháng năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh) |
|||||||||||||||||||||||||||
1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Về kiến thức Sinh viên: Trình bày được khái niệm về sắc ký , phân loại được các loại sắc ký, Mô tả được quá trình sắc ký rửa giải trên cột, giải thích được hình dạng peak sắc ký Nêu và giải thích được ý nghĩa một số thông số đặc trưng trên sắc ký đồ Trình bày được khái niệm, cơ chế lưu giữ, pha tĩnh, pha động . Vận dụng được sự thay đổi thành phần pha động vào quá trình rửa giải Trình bày được sơ đồ hệ thống máy HPLC. Vai trò tửng bộ phận Trình bày được cách thức tiến hành sắc ký Trình bày được nhưng lưu ý để bảo quản hệ thống HPLC, tránh những sai sót làm hư hỏng cột tách 1.2. Về kỹ năng Sinh viên Tính toán và pha chế được được các nồng độ ppm trong pha chế dung dịch chuẩn từ chuẩn rắn, chuẩn gốc, chuẩn làm việcPha chế được một số đệm dùng làm pha động, chuẩn bị được dung môi pha động, lắp vào hệ thống máy HPLC Vận hành được máy HPLC Tối ưu được quá trình tách bằng HPLC, đầu dò DAD trên chuẩn, thiết lập được chương trình gradient pha động Định lượng được các chất bằng HPLC, cụ thể là Kalisorbat và Natribenzoat trong mẫu ttrtrong mẫu tương ớt Đánh giá được độ đúng và độ chính xác, độ nhạy của quy trình 1.3. Về thái độ Sinh viên Nhận thức về tính ưu việt của các phương pháp phân tích công cụ hiện đại, mà cụ thể là HPLC, Khả năng ứng dụng rộng rãi của HPLC trong thực tế, trong kiểm nghiệm sản xuất, trong an toàn thực phẩm và trong nghiên cứu . Hình thành sự yêu thích môn học. Tạo sự hưng phấn trong học tập 2. Thời gian đào tạo: 3 tuần 3. Khối lượng kiến thức toàn khóa học: Có 2 phần: 20 tiết lý thuyết và 20 tiết thực hành Tổng số tiết là 40 tiết. 4. Đối tượng tuyển sinh: tất cả các đối tượng 5. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp: - Lớp lý thuyết : - Lớp thực hành : dưới 12 sinh viên . Đánh giá Phần lý thuyết: Bài kiểm tra kết thúc học phần lý thuyết Phần thực hành : Bài báo cáo thực hành . 6. Thang điểm: 10 7. Văn bằng: chứng chỉ ngắn hạn 8. Nội dung và phân phối chương trình (Thứ tự các học phần giảng dạy) |
|||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||
9. Mô tả tóm tắt nội dung và khối lượng các học phần HPLC cho người mới bắt đầu Phần 1: Lý thuyết Bài 1 : Cơ sở lý thuyết sắc ký Bài 2 : Hệ thống máy hplc Bài 3 : Cách thức tiến hành sắc ký và ứng dụng định lượng Bài 4 : Cách định danh, Tối ưu quá trình tách hổn hợp Bài 5: Đánh giá độ ổn định, độ đúng, độ chính xác , độ nhạy khi dịnh lượng bằng HPLC Phần 2: Thực hành Bài 1: Giới thiệu Bài 2: Tối ưu quá trình tách hổn hợp paraben Bài 3: Định lượng kalisorbat và natribenzoat trong thực phẩm bằng HPLC -DAD 10. Đề cương học phần Sử dụng mẫu đề cương học phần áp dụng cho hệ đào tạo theo tín chỉ chính quy. Mẫu HS/7.5.1a/ĐT Ban hành lần: 06, Hiệu lực từ ngày: 15-01-2011 (có điều chỉnh) 11. Hướng dẫn thực hiện chương trình 11.1. Đối với các đơn vị đào tạo - Phải nghiên cứu kỹ lưỡng chương trình đào tạo để tổ chức thực hiện đúng yêu cầu về nội dung của chương trình. - Phân công giảng viên phụ trách từng chuyên đề/học phần và cung cấp đề cương chi tiết cho giảng viên để đảm bảo ổn định kế hoạch giảng dạy. - Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu để đảm bảo thực hiện tốt chương trình. - Cần chú ý đến tính logic của việc truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, quy định các học phần tiên quyết của các học phần bắt buộc và chuẩn bị giảng viên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy các học phần tự chọn. 11.2. Đối với giảng viên - Khi giảng viên được phân công giảng dạy một hoặc nhiều đơn vị học phần cần phải nghiên cứu kỹ nội dung đề cương chi tiết từng học phần để chuẩn bị bài giảng và các phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp. - Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập cung cấp cho sinh viên trước một tuần để sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp. - Thực hiện giảng dạy theo đúng đề cương và kế hoạch đã phân công.. 12. Kiểm tra đánh giá 12.1. Đối với giảng viên - Giảng viên phải kiểm soát được suốt quá trình học tập của sinh viên, kể cả ở trên lớp và ở nhà. - Kiểm tra, đánh giá học phần là một công cụ quan trọng cần phải được tổ chức thường xuyên để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, phải thực hiện đúng theo qui định. - Giảng viên phải kiên quyết ngăn chặn và chống gian lận trong tổ chức thi cử, kiểm tra và đánh giá. 12.2. Đối với học viên - Phải nghiên cứu chương trình học tập trước khi lên lớp để dễ tiếp thu bài giảng. - Phải đảm bảo đầy đủ thời gian lên lớp để nghe hướng dẫn bài giảng của giảng viên. - Tự giác trong khâu tự học và tự nghiên cứu, đồng thời tích cực tham gia học tập theo nhóm, tham dự đầy đủ các buổi seminar. - Tích cực khai thác các tài nguyên trên mạng và trong thư viện của trường để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp. - Thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử, kiểm tra, đánh giá. |
|||||||||||||||||||||||||||
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 HIỆU TRƯỞNG |